Kết quả tìm kiếm cho "cánh đồng phèn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 373
Với mục tiêu bảo tồn, nâng cao giá trị của cây lúa mùa nổi của ĐBSCL, ThS Lê Thanh Phong (Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh) đã sưu tầm, nghiên cứu, lai tạo, cho ra giống lúa mới. Sản phẩm đang trong quá trình nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân vào mùa nước nổi.
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Nhiều vị thuốc chữa bệnh gan là các loại cây mọc hoang ven suối, trong rừng, quanh nhà.
Phú Tân là một trong số địa phương nổi bật về chăm lo an sinh xã hội. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các ngành, đoàn thể vẫn linh hoạt vận dụng nhiều cách làm thiết thực để chăm lo đời sống Nhân dân, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, cùng với nguồn vốn Nhà nước, xã Tân Phú (huyện Châu Thành) đã huy động mọi nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là cầu giao thông nông thôn. Qua đó, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
“Bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) vùng Tây Nam Bộ nói chung, địa bàn biên giới Tây Nam Bộ nói riêng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Trong đó, lực lượng công an, đặc biệt là công an cấp xã đóng vai trò nòng cốt” - thiếu tướng, TS Đoàn Minh Lý, Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân nhấn mạnh.
200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97km, rộng 25m, sâu 3m.
Biên đội tàu Lữ đoàn 962 (Quân khu 9) được thành lập ngày 6/6/2021, phối hợp các lực lượng làm nhiệm vụ tại biên giới sông Tiền, khu vực Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) và Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp). Hơn 3 năm nay, những người lính xem chòng chành sóng nước là quê hương, xem tàu là nhà, xem đồng chí đồng đội là người thân.
Những ngày con nước tràn đồng cũng là lúc người dân vùng xả lũ trở về với mùa tắm đồng. Từng là trò tiêu khiển của trẻ con ngày trước, việc tắm đồng giờ đây lại trở thành niềm vui cho những ai được thấy lại cảnh mùa nước nổi tràn đồng.